null Tăng cường thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Giới thiệu văn bản mới của Tỉnh
Th 6, 15/10/2021, 08:26
Màu chữ Cỡ chữ
Tăng cường thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Ngày 11/10/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Kế hoạch số 15/KH-UBND về việc thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

          Mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc, khơi dậy lòng yêu sách, ham đọc sách, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bền vững nguồn nhân lực; tạo động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, có trí tuệ, có bản sắc truyền thống văn hóa, cách mạng Việt Nam, linh hoạt, bản lĩnh, tự tin để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội trong tình hình mới; định hướng đọc cho người dân tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, để tiếp cận thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

Mục tiêu chung của Kế hoạch là xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc sách trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên; chú trọng người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

            Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

            Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức phấn đấu 80% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng. Phấn đấu 20% - 25% người dân ở khu vực nông thôn, 15% - 20% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, diêm bưu điện - văn hóa xã. Phòng đọc khóm, ấp.

  Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc phấn đấu 40% - 50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời. Phấn đấu 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 90%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc đê phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.

   Về tăng cường hoạt động thư viện phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 2 bản sách/người dân và đạt 0,5 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; mỗi người dân trung bình đọc 2,5 cuốn sách/năm (sách giấy và sách điện tử). Phấn đấu 50% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có phòng dành cho phục vụ thiếu nhi và người khuyết tật. Phấn đấu số lượt người truy cập và sử dụng thông tin tại Thư viện tỉnh đạt 1.000.000 lượt/năm (bao gồm phục vụ tại chỗ, phục vụ qua không gian mạng và phục vụ lưu động). 100 % thư viện cấp huyện, thị có trụ sở khang trang, trang thiết bị đồng bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị; kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy, đội ngũ người làm công tác thư viện; đảm bảo phát triển đồng bộ toàn hệ thống thư viện công cộng từ tỉnh đến cơ sở. 100% Thư viện tỉnh, 50% thư viện cấp huyện, thị, 50% thư viện cấp xã tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí để người dân được tiếp cận với thông tin, tri thức, phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết và các nhu cầu khác. 70% người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại.

      Duy trì, nâng cấp Trang thông tin điện tử thư viện, số hóa 70% tài liệu địa chí đưa vào cơ sở dữ liệu, hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ. Ưu tiên số hóa tài liệu địa chí, tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học.

      Định hướng đến năm 2030 tạo điểu kiện để người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Duy trì và củng cố các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc, tiếp tục cải thiện môi trường đọc, đổi mới hoạt động, dịch vụ thư viện. Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện, phát triển thư viện điện tử, thư viện số để hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thư viện. 100% người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại. Tuyên truyền quảng bá các tác phẩm có giá trị của tỉnh ra nước ngoài, đông thời lựa chọn các tác phẩm có chất lượng của nước ngoài để giới thiệu, phổ biến tại tỉnh.

  Để thực hiện đạt mục tiêu trên, các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc. Phát huy tối đa các nguồn lực trong việc phối hợp, sự liên kết của các cơ quan, tổ chức có liên quan và vai trò của cộng đồng trong việc tăng cường sự vận động, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân trong việc duy trì thói quen đọc sách. Khuyến khích các cơ quan có chuyên môn xây dựng các chuyên mục thường kỳ về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc phù hợp với đặc thù của đơn vị chuyển tải qua các phương tiện như zalo, facebook, yotube. Đề xuất biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc.

 Xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc; hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin./.

Tải nội dung tại đây

              Thế Bảo

Số lượt xem: 257

Liên kết website
Thống kê truy cập
TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH BẠC LIÊU
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Trưởng ban biên tập Vưu Nghị Bình, Giám đốc Sở Tư Pháp Tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0291.3820.253 - Email: Trangttpbgdplbaclieu@gmail.com.
Ghi rõ nguồn “TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH BẠC LIÊU” khi phát lại thông tin từ website này