null Phát triển vùng kinh tế phía bắc Quốc lộ 1A trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Giới thiệu văn bản mới của Tỉnh
Th 6, 26/11/2021, 16:00
Màu chữ Cỡ chữ
Phát triển vùng kinh tế phía bắc Quốc lộ 1A trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Tỉnh ủy Bạc Liêu vừa ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 12/11/2021 về phát triển vùng phía Bắc Quốc lộ 1A tỉnh bạc Liêu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, theo hướng xây dựng và phát triển vùng phía Bắc quốc lộ 1Atỉnh Bạc Liêu thành vùng kinh tế năng động, vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo đó, vùng phía Bắc quốc lộ 1A sẽ chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ cho nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Gắn phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; đồng thời, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng phía Bắc quốc lộ 1A.

Theo Nghị quyết phấn đấu đến năm 2025 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 140.280 tấn; sản lượng lúa đạt 1.163.700 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 660 triệu USD; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,35%. Có 29/29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Phước Long đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,95%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt 75%.

Định hướng đến năm 2030 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 165.080 tấn; sản lượng lúa đạt 1.180.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 880 triệu USD; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 74%%. Có 29/29 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; các  huyện Phước Long, Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Hồng Dân và thị xã Giá Rai đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới kiểu mẫu. Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt 80%.

Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 02 sản phẩm nông nghiệp chủ lực được chứng nhận đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, được chứng nhận sản phẩm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.

Để thực hiện đạt mục tiêu trên, Nghị quyết đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, về phát triển sản xuất nông, ngư nghiệp: Theo đó khai thác hiệu quả 71.202 ha diện tích nuôi trồng thủy sản của vùng, đến năm 2020 mở rộng diện tích tôm – lúa 43.000 ha (có 19.500 ha lúa + tôm càng xanh; nuôi tôm theo hướng hữu cơ, an toàn, sạch, ứng dụng công nghệ cao,… 21.000 ha); diện tích còn lại nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp và một số loài thủy sản đặc trưng của vùng như: Lươn, cá Thát lát, cá Bống tượng, cá Chình,… Đến năm 2030, diện tích lúa – tôm đạt 50.000 ha (có 23.000 ha lúa +tôm càng xanh; nuôi tôm theo hướng hữu cơ, an toàn, sạch, ứng dụng công nghệ cao,… 42.000 ha), diện tích còn lại nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp và một số loài thủy sản đặc trưng của vùng.

Tiếp tục chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm sạch, gắn với chế biến xuất khẩu. Nghiên cứu định hướng để chuyển dần diện tích sản xuất chuyên lúa sang sản xuất tôm – lúa ở một số khu vực thích hợp, sản xuất có hiệu quả.

Thực hiện chuyển đối cơ cấu cây trồng phù hp với lợi thế và nhu cầu thị
trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển đổi những diện tích sản xuất kém
hiệu quả sang nuôi, trồng cây, con khác phù h
p. Tập trung phát triển lúa chất
lượng cao, lúa đặc sản thơm (ST24, ST25, Tài nguyên, Một bụi đỏ, BLR 413...) tại
Ti
u vùng sinh thái ngọt ổn định và phát triển các mô hình lúa hữu cơ, lúa chịu
mặn đối với Tiểu vùng chuyển đổi sản xuất (sinh thái lợ).

Thứ hai, về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, theo đó tập trung thu hút đầu tư hạ tầng thương mại, nhất là các Trung tâm thương mại và siêu thị ở trung tâm thị xã, thị trấn các huyện trong vùng; khuyến khích liên kết giữa các nhà sản xuất và doanh nghiệp phân phối. Đẩy mạnh phát trin logistics nhằm vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất. Khai thác tốt không gian các tuyến giao thông huyết mạch, đặc biệt là tuyến đường Quản lộ Phụng Hiệp, cao tốc cần Thơ - Cà Mau; phát triển quỹ đất ở những tuyến đường dự kiến đầu tư trên địa bàn vùng, để phát trin sản xuất gắn với phát triển thương mại, dịch vụ.

Thứ ba, phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Đẩy mạnh công tác xúc tiến mời gọi đầu tư; tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế như: Chế biến nông, thủy sản, may mặc, cơ khí chế tạo nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công  nghiệp, nht là các làng ngh. Tập trung mời gọi đu tư phát trin các cơ sở chế biến thịt gia súc, gia cm; thuộc da và chế biến các sản phm từ cá su, các cơ sở. Tích cực mời gọi đầu tư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng - kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp vùng phía Bắc Quốc lộ 1A, nhất là Khu công nghiệp Láng Trâm, Khu công nghiệp Ninh Quới (đang đề xuất đưa vào quy hoạch tỉnh), cụm công nghiệp Chủ Chí, cụm công nghiệp Vĩnh Mỹ - huyện Hòa Bình và cụm công nghiệp Hồng Dân - Huyện Hồng Dân, để giải quyết việc làm, thu hút các nhà máy chế biến nông, thủy sản xuất khẩu theo hướng chế biến tinh, chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng cao.

Thứ tư, huy động nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ năm, tập trung xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị theo hướng đô thị hóa. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025: Có 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Phước Long 07 xã; thị xã Giá Rai 07 xã; huyện Vĩnh Lợi 05 xã; huyện Hòa Bình 03 xã; Huyện Hồng Dân 07 xã); 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiu mẫu (huyện Phước Long 07 xã; thị xã Giá Rai, huyện Vĩnh Lợi, huyện Hòa Bình và huyện Hồng Dân mỗi đơn vị có ít nhất 01 xã); huyện Phước Long đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Đến năm 2030, có 29 xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu (huyện Phước Long 07 xã; thị xã Giá Rai 07 xã; huyện Vĩnh Lợi 05 xã; huyện Hòa Bình 03 xã; huyện Hồng Dân 07 xã); các huyện Phước Long, Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Hồng Dân và thị xã Giá Rai đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới kiểu mẫu. Xây dựng một số xã nâng lên đô thị loại V trở thành thị trấn (như xã Vĩnh Hưng, xã Ninh Quới A, xã Phước Long...) theo chương trình phát triển đô thị.

Thứ sáu, gắn phát triển vùng Bắc Quốc lộ 1A với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh./.

Chi tiết văn bản tại đây.                                    

KHÁNH NGỌC

Số lượt xem: 227

Liên kết website
Thống kê truy cập
TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH BẠC LIÊU
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Trưởng ban biên tập Vưu Nghị Bình, Giám đốc Sở Tư Pháp Tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0291.3820.253 - Email: Trangttpbgdplbaclieu@gmail.com.
Ghi rõ nguồn “TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH BẠC LIÊU” khi phát lại thông tin từ website này