Bạc Liêu ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”
Ngày 30/9/2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 140/KH-UBND về thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Theo đó, mục tiêu đến 2025 như sau:
- Cập nhật, phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật, các văn bản, tài liệu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho 50% các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để triển khai, áp dụng và quản lý Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh, đảm bảo kết nối với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia;
- Xây dựng 05 - 07 mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản
phẩm như: Tôm, tôm giống, gạo, muối, khô, mắm, rau, măng tây, các sản phẩm
công nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề và định hướng phát triển làng nghề,...Trên cơ sở đó, nhân rộng mô hình áp dụng hệ thông truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhằm đảm bảo nhận diện và truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực và các sản phẩm, hàng hóa OCOP của tỉnh;
- Phấn đấu có 30% các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ trên địa bàn tỉnh sử dụng mã số, mã vạch, có hệ thông truy xuất nguồn gốc theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan và đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu trực tiếp với Cổng thông tin truy xuât nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia hoặc thông qua Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh.
Mục tiêu đến năm 2030: Cập nhật, phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật, các văn bản, tài liệu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho 100% các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; tối thiểu 50% doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh sử dụng mã số, mã vạch có hệ thống truy xuất nguồn gốc theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan và đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu trực tiếp với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia hoặc thông qua Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh. Hoàn thiện việc xây dựng, áp dụng, quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong tỉnh vào Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh và kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm là cơ quan Thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về hoạt động truy xuất nguồn gốc, đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; xây dựng danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm quan trọng điểm ưu điểm; nhóm các sản phẩm bắt buộc để triển khai truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh, ưu tiên thị trường xuất khẩu và yêu cầu vệ sinh, an toàn; triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về truy xuất nguồn gốc và tài liệu hướng dẫn áp dụng; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong khuôn khổ chương trình quốc gia, …
Đình Kiện