Bạc Liêu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu
Ngày 26 tháng 7 năm 2021, Tỉnh ủy Bạc Liêu đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021- 2025.
Theo Nghị quyết, mục tiêu chung, tiếp tục xác định phát triển con tôm là sản phẩm chủ lực, là kinh tế mũi nhọn của tỉnh; xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến về tôm, là trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó chọn tôm và lúa là đối tượng chủ lực để tập trung phát triển đồng bộ dựa trên 04 yếu tố: Phân vùng sản xuất để tạo sản phẩm đặc thù; nghiên cứu lựa chọn công nghệ mới; đào tạo nhân lực và thu hút nguồn lực đầu tư; liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; xây dựng thương hiệu và xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ. Tập trung tổ chức lại sản xuất; phát triển các mô hình hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
Nghị quyết cũng xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 đạt 6%/năm. Có ít nhất 20% diện tích đất canh tác nông nghiệp của tỉnh được sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tương đương 47.200 ha (trong đó, sản xuất thủy sản 27.200 ha, sản lượng 122.288 tấn; sản xuất lúa 20.000 ha, sản lượng 276.200 tấn); tăng hiệu quả kinh tế trên 01 ha diện tích đất canh tác cùng nhóm sản phẩm trong 01 vụ sản xuất có ứng dụng công nghệ cao ít nhất 30% trở lên so với
thời điểm năm 2020. Phấn đấu mỗi huyện, thị xã và thành phố có ít nhất 01 mô hình/vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt chuẩn về: An toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, sản xuất hữu cơ...
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Nghị quyết đã đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp như sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Hai là, phân vùng sản xuất, tạo sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang tính đặc thù; liên kết và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Theo đó, đẩy mạnh phát triển mô hình sản xuất công nghệ cao, trong đó, cần tập
trung xác định rõ từng vùng, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có lợi
thê cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao
(lúa Một bụi đỏ, Tài nguyên, ST24, ST25...); vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm; vùng
sản xuât luân canh lúa - tôm tại khu vực phía Băc Quôc lộ 1A; vùng sản xuất rau
màu, vùng trồng cây ăn trái (thanh nhãn Bạc Liêu)\ vùng nuôi tôm siêu thâm canh,
thâm canh, bán thâm canh; vùng nuôi tôm sinh thái kết họp trồng rừng; vùng sản
xuất muối chất lượng cao... tại khu vực phía Nam Quốc lộ 1A, đảm bảo đạt mục
tiêu đề ra.
Ba là, nghiên cứu lựa chọn quy trình, công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp. Căn cứ tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng khu vực đặc thù, nghiên cứu
chọn lựa công nghệ mới, phù họp thực tiễn sản xuất để đẩy mạnh tuyên truyền,
chuyến giao ứng dụng nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Một số công nghệ định hướng phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm:
Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin 4.0; công nghệ tự động hóa; công nghệ
nhà kín, nhà lưới; công nghệ nano; công nghệ quan trắc môi trường; công nghệ
trong vận chuyển, chế biến sản phẩm sau thu hoạch... Đẩy mạnh công tác đánh giá, tổng kết thực tiễn các quy trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho hiệu quả kinh tế, không ảnh hưởng môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất và chế biến như: VietGap, Global Gap, ASC, Chứng nhận hữu cơ Organic, HACCP, ISO... để khuyến cáo nhân rộng.
Bốn là, huy động nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao; phát huy vai trò kinh tế họp tác trong phát triển nông nghiệp công
nghệ cao. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, phát huy nội lực,
tranh thủ ngoại lực để tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng (hệ thống thủy
lợi, ô đê bao, trạm bơm, điện, giao thông,...) phục vụ phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao. Khẩn trương đầu tư xây dựng trung tâm nghiên
cứu chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm ứng dụng công nghệ cao trong Khu
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu nhằm nâng cao tính
chủ động trong sản xuất tôm giống, kể cả tôm bố mẹ chất lượng cao, hạn chế tối đa
sự phụ thuộc vào giống nhập ngoại.
Năm là, đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, chuyên gia, nhất là cho nông dân sản xuất trực tiếp có đủ năng lực quản lý, phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho giai đoạn 2021 – 2025, trong đó, quan tâm đào tạo và thu hút cán bộ, chuyên gia có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước về các lĩnh vực như: Công nghệ sinh học, thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, công nghệ chê biến, bảo quản, cơ khí, công nghệ thông tin...
Sáu là, thực thi cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp; đẩy mạnh liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt các chủ trương, cơ chế, chính sách ưu đãi của Trung ương, nhất là chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp trong các lĩnh vực. Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản chủ lực, an toàn;
tăng cường xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm nông sản xuất
khẩu, sản phẩm OCOP... Tăng cường liên kết họp tác, tạo ra vùng nguyên liệu đủ
lớn, làm nền tảng thực hiện chuỗi giá trị nông sản chủ lực và thực hiện cơ cấu lại
ngành nông nghiệp theo hướng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới
- Bảy là, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý dịch bệnh, môi trường và chất thải trong sản xuất
nông nghiệp. Trong đó đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác tổ chức quản lý sản
xuất đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm từ ao nuôi/vùng nuôi theo công
nghệ 4.0.
Tám là, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện để xử lý môi trường trong quá trình sản xuất; khuyến khích ứng dụng công nghệ tái chế các phụ phẩm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm giảm lượng chất thải ra môi trường. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm ngăn ngừa, xử lý có hiệu quả đôi với các hành vi vi phạm các quy định của Luật bảo vệ môi trường. Đồng thời, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao./.
BBT