null Vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật với việc xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới

Cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Thứ tư, 28/07/2021, 15:33
Màu chữ Cỡ chữ
Vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật với việc xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới

Nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng đối với quản lý nhà nước, quản lý xã hội, trong đó có xây dựng nông thôn mới (NTM). Việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có tác động trực tiếp đến hoạt động của chính quyền các cấp, nhất là cấp xã. Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục, thực hiện đạt kết quả tốt hơn.

Thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 8/5/2017 của TTCP quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL), đến nay, tỉnh Bạc Liêu có có 39 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, 25 xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Mặc dù cũng còn rất nhiều khó khăn, lúng túng do đây là một quy định mới, nhưng để hỗ trợ kịp thời, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Kế hoạch chỉ đao, cấp kinh phí cho các địa phương xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Điều này thể hiện sự quan tâm cũng như nhận thức khá tốt về tầm quan trọng của công tác này trong sự ảnh hưởng đối với việc xây dựng xã đạt chuẩn NTM của chính quyền cấp tỉnh. UBND tỉnh cũng trực tiếp giao Sở Tư pháp hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng, đánh giá, chấm điểm, công nhận cấp xã đạt chuẩn TCPL theo đúng quy định. 

Việc đánh giá, công nhận  xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn góp phần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, thực thi nhiệm vụ chuyên môn của chính quyền cấp xã. Nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ,công chức cấp xã, đồng thời đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đối với quản lý xã hội, nội dung của các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Việc chấm điểm, đánh giá kết quả thực hiện cũng chính là một cách để đánh giá cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi nhiệm vụ.

Điển hình như tại huyện Hòa Bình, trong năm 2018, ở cấp xã, tỷ lệ TTHC giải quyết đúng hẹn đạt 99,94%, chỉ có 68 hồ sơ TTHC trể hẹn. Đội ngũ hòa giải viên trên 395 người, tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 82%. Hòa Bình được công nhận 1 xã đạt 19 tiêu chí xây dựng NTM, trong đó tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật đều đạt 8/8 xã, thị trấn. Tiêu chí này trong bộ tiêu chí xây dựng NTM đã tạo thuận lợi cho chính quyển cơ sở trong triển khai thực hiện, bảo đảm và tăng cường khả năng TCPL cho người dân. Hay như tại xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, địa phương vừa được công nhận xã đạt chuẩn NTM của tỉnh, khi đánh giá về chuẩn TCPL trong xây dựng xã NTM, ông Nguyễn Hồng Thái, Bí thư xã cho biết, tiêu chí này giúp địa phương quản lý nhà nước bằng pháp luật, tăng cường ý thức thực thi pháp luật của từng cán bộ, công chức, và còn tạo cho người dân nhận thức rõ hơn quyền, nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, với gia đình, bản thân. Việc bổ sung “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” là tiêu chí thành phần của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đã khẳng định rõ vị trí, vai trò quan trọng của nhiệm vụ này nói riêng và pháp luật nói chung trong xây dựng NTM. Giữ vững mục tiêu bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực nông thôn, đồng thời có biện pháp hạn chế tiêu cực, tệ nạn xã hội; giải quyết có hiệu quả, kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trên địa bàn dân cư.

Qua đó, các tổ chức, cá nhân sẽ được bảo đảm thực hiện quyền của mình, nhất là các nhóm quyền về bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; bảo đảm giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cấp xã đúng quy định; được giải quyết các tranh chấp, mẫu thuẫn thông qua hòa giải ở cơ sở; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội và phát huy dân chủ ở cơ sở…

Để nâng cao hiệu quả công tác chuẩn TCPL, thiết nghĩ, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã trong việc đánh giá chuẩn TCPL, chỉ đạo các phòng chuyên môn liên quan đến các tiêu chí chuẩn TCPL thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí để bảo đảm việc công nhận cấp xã đạt chuẩn TCPL khách quan, chính xác. 
Kim Phượng
 

Xã Ninh Thạnh Lợi A đạt chuẩn TCPL được công nhận xã NTM năm 2018
Ảnh: KP 
 

Số lượt xem: 473

Liên kết website
Thống kê truy cập
TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH BẠC LIÊU
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Trưởng ban biên tập Vưu Nghị Bình, Giám đốc Sở Tư Pháp Tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0291.3820.253 - Email: Trangttpbgdplbaclieu@gmail.com.
Ghi rõ nguồn “TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH BẠC LIÊU” khi phát lại thông tin từ website này