null Sở Tư pháp và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu ban hành quy chế phối hợp về thông tin, truyền thông về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật
Thứ hai, 02/08/2021, 10:02
Màu chữ Cỡ chữ
Sở Tư pháp và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu ban hành quy chế phối hợp về thông tin, truyền thông về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Sở Tư pháp, Đài Phát thanh – Truyền hình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy hiệu quả, thế mạnh của Đài Phát thanh – Truyền hình để truyền tải đầy đủ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo đảm nhanh nhạy, chính xác, kịp thời với phạm vi phủ sóng rộng rãi, tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân. Tiếp tục đổi mới nội dung, tăng dung lượng, thời lượng, nâng cao chất lượng các chương trình, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật phát trên sóng phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

Ngày 18/5/2021, Sở Tư¬ pháp và Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bạc Liêu thống nhất ban hành Quy chế phối hợp số 02/QCPH-STP-ĐPTTH về thông tin, truyền thông về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Quy chế phối hợp yêu cầu các hoạt động phối hợp được thực hiện thường xuyên, kịp thời, thiết thực, chất lượng, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, không phô trương, hình thức. Chương trình phối hợp được cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng tháng, hàng năm; định kỳ kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Bám sát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, nhất là vai trò thành viên của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh và cơ chế phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

Nội dung thông tin, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên Đài Phát thanh – Truyền hình về quan điểm, chủ trương, chính sách trong các văn bản pháp luật mới ban hành; các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đang trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến, nhất là những văn bản liên quan đến các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận.

Gương người tốt, việc tốt; các điển hình tiên tiến trong xây dựng, thi hành pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; giới thiệu, phổ biến rộng rãi các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật mới có hiệu quả và thiết thực. Giáo dục, vận động người dân xây dựng ý thức tìm hiểu pháp luật và chấp hành pháp luật; thông tin, phản ánh tình hình dư luận xã hội, tâm tư nguyện vọng của Nhân dân đối với các lĩnh vực pháp luật; trả lời thư do bạn xem đài gửi đến có liên quan đến pháp luật.

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nhiệm vụ chính trị, pháp lý khác của Sở Tư pháp. Các nội dung đột xuất thực hiện các nhiệm vụ chính trị theo sự chỉ đạo của cấp trên.

 Mời chuyên gia, cử lãnh đạo các đơn vị thuộc Sở Tư pháp tham gia các chương trình, chuyên mục, phỏng vấn trong chương trình phát thanh, truyền hình của Đài; tham gia giải đáp pháp luật, tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các phương pháp thực hiện chuyên mục “Pháp luật và đời sống” theo hướng hiện đại, thiết thực, phù hợp với tình hình ở địa phương.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật của Đài Phát thanh – Truyền hình; đội ngũ cán bộ, công chức, phóng viên, biên tập viên được phân công triển khai thực hiện các nội dung phối hợp và tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức hội thảo, toạ đàm, họp sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả phối hợp trên cơ sở Kế hoạch triển khai thực hiện hằng năm; nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình phối hợp hiệu quả.

Để đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện các nội dung đã được ký kết trong Quy chế phối hợp này, Sở Tư pháp sẽ cung cấp cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh các thông tin, tài liệu, ấn phẩm, kế hoạch tổ chức các sự kiện; các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

 Thông tin về hoạt động của Sở Tư pháp và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và mời Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tham dự. Tư vấn, định hướng về chủ đề, nội dung các chương trình, chuyên mục theo Kế hoạch hằng tháng; liên hệ, cử chuyên gia, lãnh đạo các đơn vị chức năng tham gia các chương trình theo đề xuất của Đài; liên hệ với các đơn vị, cá nhân nơi cần tuyên truyền và cùng phóng viên đến địa điểm thực hiện các đề tài đã được chọn.

 Hỗ trợ báo cáo viên pháp luật; bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật của Đài; tạo điều kiện thuận lợi cho biên tập viên, phóng viên của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh tham gia và đưa tin về các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và một số hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở Tư pháp (khi được sự đồng ý của Lãnh đạo hai cơ quan). Sở Tư pháp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, định hướng nội dung thực hiện hàng tháng và gửi về Đài Phát thanh – Truyền hình (Phòng Chuyên đề) trước khi thực hiện Chuyên mục ít nhất 05 ngày. 

 Giao Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật là đơn vị đầu mối phối hợp với Phòng chuyên đề hoặc đơn vị khác của Đài Phát thanh – Truyền hình thực hiện các tin, bài, chuyên đề, chuyên mục tuyên truyền về các hoạt động của Ngành Tư pháp và nội dung thực hiện chuyên mục “Pháp luật và đời sống”.

 Không thay đổi nội dung phổ biến pháp luật khi chưa có sự thống nhất của lãnh đạo hai đơn vị. Phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình tổng kết kết quả phối hợp thực hiện hàng năm và định hướng phương hướng hoạt động năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, Đài Phát thanh – Truyền hình chủ động thông tin, tuyên truyền về các nội dung đã được hoạch định hàng tháng;

Chỉ đạo đơn vị trực thuộc xây dựng chương trình, kế hoạch thông tin, tuyên truyền; tổ chức thu thập, xử lý, chọn lọc và đưa thông tin về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và hoạt động khác của Sở Tư pháp (khi được sự đồng ý của Lãnh đạo hai cơ quan) bảo đảm chính xác, kịp thời, đúng quy định pháp luật. Cử cán bộ, phóng viên, biên tập viên tham dự các kỳ họp, sự kiện Sở Tư pháp tổ chức; theo dõi, viết bài, đưa tin, sản xuất các chương trình theo nội dung quy định tại Chương trình này;

 Kiện toàn, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả đội ngũ báo cáo viên pháp luật của Đài. Sắp xếp lịch phát sóng Chuyên mục “Pháp luật và Đời sống” theo khung giờ đã được hai bên thống nhất (Đối với truyền hình: Thời lượng 15 phút; phát lúc 6h10’ và phát lại lúc 18h10’ vào ngày thứ Bảy hàng tuần; đối với phát thanh: Thời lượng 15 phút; phát lúc 11h35’ và phát lại lúc 16h45’).

 Nghiên cứu nâng cao chất lượng, tăng thời lượng tuyên truyền và phát sóng các chương trình về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phân công đơn vị trực thuộc thực hiện nội dung Chuyên mục (theo nội dung, kịch bản cũng như thể loại và hình thức thể hiện đã thống nhất), không được phép thay đổi chủ đề nội dung Chuyên mục khi chưa có sự đồng ý của Lãnh đạo hai đơn vị. Nghiên cứu, đổi mới chuyên mục khi cần thiết và trao đổi với Sở Tư pháp việc thay đổi, đổi mới chuyên mục. Chịu trách nhiệm về đề tài, thể loại và hình thức thể hiện theo quy định của Luật Báo chí.

Chủ động phối hợp với Sở Tư pháp khi cần mời chuyên gia, lãnh đạo hoặc liên hệ với tổ chức, cá nhân nơi cần tuyên truyền ít nhất 07 ngày để Sở Tư pháp chuẩn bị. Chủ trì, phối hợp, trao đổi với Sở Tư pháp các giải pháp, hình thức để đổi mới, nâng cao chất lượng chuyên mục “Pháp luật và đời sống”.

Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đột xuất. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp đánh giá và rút kinh nghiệm việc thực hiện nội dung các Chuyên mục theo định kỳ và xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện hàng năm.

Giao Phòng Chuyên đề là đơn vị đầu mối phối hợp với Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc đơn vị khác của Sở Tư pháp thực hiện các tin, bài, chuyên đề, chuyên mục tuyên truyền về các hoạt động của Ngành Tư pháp và nội dung thực hiện chuyên mục “Pháp luật và đời sống”.

Đồng thời, trong quá trình thực hiện chuyên mục, nếu gặp khó khăn khách quan, bất khả kháng, không thực hiện được chuyên mục để phát sóng theo lịch, thì đại diện Lãnh đạo hai bên sẽ trao đổi để có sự thống nhất thực hiện lại Chuyên mục và phát sóng vào ngày, giờ thích hợp (Phát lúc 11h10 và phát lại 18h10). Lãnh đạo hai đơn vị có quyền yêu cầu thay đổi chủ đề tuyên truyền, nhưng sự thay đổi phải được sự thống nhất của lãnh đạo hai đơn vị./.

Số lượt xem: 311

HẢI ĐĂNG

Liên kết website
Thống kê truy cập
TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH BẠC LIÊU
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Trưởng ban biên tập Vưu Nghị Bình, Giám đốc Sở Tư Pháp Tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0291.3820.253 - Email: Trangttpbgdplbaclieu@gmail.com.
Ghi rõ nguồn “TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH BẠC LIÊU” khi phát lại thông tin từ website này