null Phát triển Thương mại điện tử tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2025

Giới thiệu văn bản mới của Tỉnh
Thứ sáu, 15/10/2021, 08:01
Màu chữ Cỡ chữ
Phát triển Thương mại điện tử tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2025

Ngày 07/10/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là tổ chức, triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử; đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới; mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của tỉnh, trong và ngoài nước thông qua các ứng dụng thương mại điện tử.

Các mục tiêu cụ thể như:

Về quy mô thị trường thương mại điện tử: Trong đó tỷ lệ dân số tham gia mua sắm trực tuyến đến năm 2025 đạt 80% số người sử dụng internet trên địa bàn thành phố; doanh số thương mại điện tử đến năm 2025 tăng bình quân 16-18%/năm.

Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử: Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đến năm 2025 đạt trên 70%. Đến năm 2025, 80% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử. Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử.

Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp: 80% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến. 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm cả mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử. 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động. 80% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, học phí, viện phí, viễn thông chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Về ứng dụng thương mại điện tử trong cơ quan nhà nước: 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4.

100% các hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết thông thi một cửa điện tử các cấp; tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyên mức độ 3,4 trên tông sô hô sơ đạt từ 50% trở lên; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyên mức độ 3,4 của tỉnh với cổng Dịch vụ công quốc gia.

Về phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử: 100% cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực thương mại điện tử được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, nghiệp vụ chuyên ngành về thanh kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử. 50% các Trường Đại học, Cao đẳng và Giáo dục nghề nghiệp có khoa đào tạo chuyên ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh: Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình đào tạo thương mại điện tử có nội dung phù hợp với nhu cầu thực tiễn cho doanh nghiệp và cộng đồng người tiêu dùng. 1.000 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử.

Để thực hiện đạt mục tiêu trên, UBND tỉnh chỉ đạo phải rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử; xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin người tiêu dùng trong thương mại điện tử; tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại các địa phương; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong thương mại điện tử; chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia và ngoài ra còn các hoạt động hỗ trợ khác.

Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.Vốn doanh nghiệp, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Công thương hằng năm, chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện Kế hoạch này. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương thường xuyên rà soát các chính sách, pháp luật về thương mại điện tử không còn phù hợp để kiến nghị, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét nhằm kịp thời bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật. Báo Bạc Liêu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử, các nội dung văn bản pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước về thương mại điện tử./.

Tải nội dung tại đây

Đức Phúc

Số lượt xem: 245

Liên kết website
Thống kê truy cập
TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH BẠC LIÊU
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Trưởng ban biên tập Vưu Nghị Bình, Giám đốc Sở Tư Pháp Tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0291.3820.253 - Email: Trangttpbgdplbaclieu@gmail.com.
Ghi rõ nguồn “TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH BẠC LIÊU” khi phát lại thông tin từ website này