Giới thiệu những nội dung cơ bản và những điểm mới của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức
Căn cứ Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010. Việc quy định tách bạch chế độ quản lý cán bộ, công chức và viên chức tại 02 luật là cơ sở để đẩy mạnh cải cách chế độ công chức, công vụ, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, phù họp với yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, nên kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quôc tê. Cùng với những kêt quả đạt được, trong quá trình thực hiện 2 Luật đã phát sinh nhũng bất cập cần khắc phục, đặc biệt là việc luật hóa các chủ trương của Đảng tại các Nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị Khóa XII về cán bộ và công tác cán bộ. Từ yêu cầu trên, Chính phủ đã trình và tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) với nhũng nội dung cơ bản và những điếm mới như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh và bố cục của Luật
1.1. Phạm vi điều chỉnh: Luật sửa đối, bồ sung 28/86 điều của Luật Cán bộ, công chức và 15/62 điều của Luật Viên chức.
1.2. Bố cục gồm 3 điều: Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức; Điều 2 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức; Điều 3 về hiệu lực thi hành.
2. Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức (Điều 1) với 6 nội dung như sau:
2.1. Về đối tượng là công chức và áp dụng quy định của Luật cán bộ, công chức đối với các đối tượng khác
- Không quy định công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập (sửa Khoản 2 Điều 4; bỏ Điểm c Khoản 1 Điều 32); giao Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện chế độ công chức đối với người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo dảm kinh phí, phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước (Khoản 3 Điều 84); đồng thời quy định chuyển tiếp đối với công chức trong các đơn vị sự nghiệp tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật vê cán bộ, công chức cho đên hêt thời hạn bô nhiệm giữ chức vụ (Điêu 85).
- Không quy định áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp Nhà nước; giao Chính phủ quy định chi tiết chế độ quản lý, sử dụng đối với đối tượng này trong doanh nghiệp nhà nước (Khoản 4 Điều 84).
- Bổ sung và giao Chính phủ quy định cụ thể đối với cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác (áp dụng đối với cả người có hành vi vi phạm trước 01/7/2020) thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm; gắn hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật (Khoản 5 Điều 84).
2.2. Về chính sách trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ: Giao Chính phủ quy định khung chính sách, trên cơ sở đó phân cấp cho người đứng đầu bộ, cơ quan Trung ương quyết định và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý (Điều 6).
2.3. Về tuyển dụng công chức
- Bổ sung đối tượng xét tuyển đối với người học theo chế độ cử tuyển, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và nhà khoa học trẻ tài năng (ngoài đối tượng cam kết làm việc 5 năm trở lên ở vùng đặc biệt khó khăn) (Khoản 2 Điều 37).
- Bổ sung và giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả (Điều 39).
- Bổ sung và quy định rõ các đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức từ cấp huyện trở lên đối với viên chức, cán bộ và công chức câp xã, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, người làm công tác cơ yếu, người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước và người đã từng là cán bộ, công chức (Khoản 3 Điểu 37).
2.4. Về nâng ngạch công chức: Bổ sung quy định “xét nâng ngạch’5 đối với 02 trường họp: (1) có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong suốt thời gian giữ ngạch hiện giữ; (2) được bô nhiệm chức vụ găn với yêu câu của vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn ngạch hiện giữ (Điều 44 và Điều 45); đồng thời giao Chính phủ quy định thẩm quyền (phân cấp) tổ chức thi, xét nâng ngạch cho phù hợp (Điều 46).
2.5. Về đánh giá và xếp loại cán bộ, công chức
- Sửa cụm từ “phân loại đánh giá” thành “xếp loại chất lượng” và bỏ cụm từ “nhưng còn hạn chế về năng lực” trong mức “hoàn thành nhiệm vụ” đối với cán bộ, công chức để thống nhất với quy định của Đảng (Điều 29 và Điều 58).
- Bổ sung nội dung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm thông qua công việc, sản nhẩm cụ thể; đối với công chức lãnh đạo, quản lý còn phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ và không cao hơn mức xếp loại của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách; người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có thẩm quyền quy định cụ thể việc đánh giá công chức theo quý, tháng hoặc tuần phù họp với đặc thù công việc (Điều 56).
2.6. Về kỷ luật cán bộ, công chức
- Quy định 3 loại thời hiệu xử lý kỷ luật: 2 năm, 5 năm và các truờng họp không áp dụng thời hiệu (Điều 80).
- Nâng thời hạn xử lý kỷ luật lên 90 ngày và 150 ngày1; bổ sung quy định thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật (Điều 80).
- Quy định rõ việc bổ nhiệm khi bị kỷ luật (không bố nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng nếu bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương; không bổ nhiệm chức vụ trong thời hạn 24 tháng nếu bị kỷ luật giáng chức, cách chức).
Ngoài các nội dung nêu trên, còn thay thế (khoản 20) và bỏ (khoản 21) một số cụm từ trong các điều khoản của Luật cho phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của văn bản pháp luật.
3. Sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật Viên chức (Điều 2) với 4 nội dung như sau:
3.1. Về đánh giá viên chức; thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật viên chức; xử lý kỷ luật đối với viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác (sửa đổi, bổ sung các điều 41, 53, 60 tương tự như nội dung sửa đổi trong Luật Cán bộ, công chức).
3.2. Giao Chính phủ quy định chi tiết về chuyển đổi đơn vị sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp (trừ lĩnh vực y tế và giáo dục) và chế độ quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, hiệu quả (Điều 9).
3.3. Về kv hợp đồng làm việc xác định thời hạn đối với viên chức
- Sửa đổi quy định về áp dụng ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng đối với Viên chức được tuyển dụng mới sau 01/7/2020. Đồng thời quy định rõ 03 trường hợp: (1) đã tuyển dụng trước 01/7/2020; (2) cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; (3) viên chức được tuyển dụng sau 01/7/2020 nhưng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì vẫn áp dụng chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (Điều 25).
- Bổ sung quy định trường họp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đúng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức; trường họp không ký kêt tiêp hợp đông làm việc với viên chức thì người đứng đâu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do băng văn bản (Điêu 28). Quy định hiện hành là 60 ngày và 90 ngày (đối với các trường hợp phức tạp).
3.4. Về khắc phục một số bất cập trong thực tiễn
- Bổ sung quy định đơn vị sự nghiệp công lập đuợc quyền đơn phương chấm dút họp đồng làm việc nếu viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự (Điều 29).
- Sửa đổi quy định về hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong các trường họp đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc để khắc phục tình trạng lợi dụng hưởng các chế độ này khi chuyển công tác hoặc trước khi nghỉ hun (Khoản 1 Điều 45).
Ngoài các nội dung nêu trên, còn thay thế (Khoản 12) và bỏ (Khoản 13) một số cụm từ trong các điều khoản của Luật cho phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của văn bản pháp luật.
4. Về kế hoạch triển khai thi hành Luật
Căn cứ vào các nội dung được giao trong Luật, trong năm 2020 Chính phủ ban hành 05 Nghị định (thay thế các Nghị định hiện hành), gồm: (1) Nghị định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức; (2) Nghị định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức; (3) Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; (4) Nghị định vê đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; (5) Nghị định vê quản lý người giữ chức danh, chức vụ, người đại diện phân vôn nhà nước tại doanh nghiệp./.