Nhiệm vụ, giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Ngày 21/10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu ban hành Kết luận số 94-KL/TU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 19/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2016 – 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 04).
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện trong thời gian tới, cụ thể:
Một là, tiếp tục thực hiện nghiêm, có hiệu quả Kết luận số 56-KL/TW, ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng, ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Nghị quyết số 06/NQ-CP, ngày 21/01/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 19/12/2016 của Tỉnh ủy (khóa XV) về tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2016 - 2020;... Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, nhất là vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động; xác định phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường là yêu cầu cần thiết, là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Trong thu hút đầu tư, cần chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, vật liệu mới, thân thiện môi trường; kiên quyết không xem xét đối với các nhà đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Ba là, tập trung nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, đảm bảo kịp thời, chính xác, góp phần chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, biến đối khí hậu gây ra. Rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó với từng tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh, phù họp với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến từng tình huống thiên tai, sự cố, dự báo đúng tình hình; tham mưu, chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả; khẩn trương khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Tăng cường nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn các cấp. Ưu tiên bố trí ngân sách cho các cấp trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; mua sắm bổ sung các phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phù họp, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Khẩn trương xử lý các nơi xung yếu, nhất là các tuyến đê, các công trình chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Xây dựng bản đồ phân bố dân cư ở các khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai, từng bước di dời dân cư, tạo sinh kế cho người dân ở khu vực chịu ảnh hưởng do thiên tai, biến đổi khí hậu.
Bốn là, xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo vệ môi trường. Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, mùa vụ trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp như: Mô hình nông nghiệp các-bon thấp, trồng lúa ít phát thải khí nhà kính, canh tác lúa cải tiến, trồng rừng ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu... Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu.
Năm là, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương, tranh thủ nguồn vốn từ Trung ương, đầu tư hạ tầng các dự án về cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn; thiết bị quan trắc môi trường tự động; quan trắc và theo dõi chất lượng nước trên địa bàn toàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; chủ động di dời các điểm dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của triều cường, bão gây ngập lụt và có nguy cơ sạt lở cao như huyện Đông Hải, huyện Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu; tỷ lệ trồng rừng, cây phân tán và cây lâu năm bảo đảm độ che phủ đạt 14,75%; tỷ lệ các cụm, khu công nghiệp đi vào hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 100%; thực hiện lắp đặt thiết bị định vị, giám sát hành trình cho 100% tàu thuyền xa bờ (cổ chiều dài 15m trở lên); nâng cao năng lực dự báo thời tiết, thông tin kịp thời đến người dân để chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai từ tác động của biến đối khí hậu. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ quản lý về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Sáu là, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực đầu tư vào các chương trình, dự án về biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cảnh báo, dự báo tình hình khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai. Tập trung chỉ đạo làm chuyển biến rõ nét trong công tác phòng, chống biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên môi trường từ tỉnh đến cơ sở. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin và các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Xây dựng các chính sách thúc đẩy tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng.
Bảy là, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật, nhất là các vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và quản lý, sử dụng đất. Tăng cường giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương và lực lượng chức năng trong điều tra, xử lý vi phạm phát luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm về tài nguyên và môi trường. Xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tùng bước kiềm chế xu hướng ô nhiễm môitrường không khí. Thực hiện có hiệu quả công tác giám sát của cộng đồng và phản biện xã hội trong quản lý tài nguyên và môi trường. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu trong công tác thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo vệ môi trường. Phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt; kịp thời khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích, sáng kiến trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Tám là, tích cực, chủ động họp tác với các tỉnh, thành trong khu vực, cả nước và quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện các quy định về tài nguyên và môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia./.
HĐ