null Nội dung cơ bản của luật đặc xá năm 2018

Đề cương phổ biến, giáo dục pháp luật
Thứ năm, 29/07/2021, 14:35
Màu chữ Cỡ chữ
Nội dung cơ bản của luật đặc xá năm 2018

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT

Căn cứ Hiến pháp năm 1992 và kết quả thực tiễn thực hiện đặc xá, ngày 21/11/2007, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Đặc xá năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2008.

Việc Chủ tịch nước quyết định đặc xá có tác động xã hội to lớn, là động lực để người bị kết án phạt tù nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, phấn đấu cải tạo tốt hơn; đồng thời, tạo sự đồng thuận, ủng hộ từ gia đình người bị kết án cũng như mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, tổng kết thực tiễn trên 10 năm thi hành Luật Đặc xá năm 2007 cho thấy, nhiều quy định của luật không còn phù họp, cần phải sửa đổi, bổ sung.

Để kế thừa, phát huy truyền thống nhân đạo của dân tộc, chính sách khoan hồng của Nhà nước, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời, khắc phục những khó khăn, bất cập trong thực hiện đặc xá nhũng năm qua thì việc ban hành Luật Đặc xá năm 2018 là rất cần thiết.

Theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Công an chủ trì, phối hợp vói các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ xây dựng dự án Luật Đặc xá theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự án Luật Đặc xá đã được lấy ý kiến nhân dân, ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và được Qưốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 19/11/2018 với với 451/456 (tỉ lệ 92,99 %) đại biểu tán thành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.

II. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT

Luật Đặc xá năm 2018 gồm 6 chương, 39 điều; so với Luật Đặc xá năm 2007 đã tăng 03 điều (trong đó bỏ 02 điều, bổ sung 05 điều), sửa đổi, bổ sung 34 điều; với bố cục và nội dung cơ bản như sau:

1. Chưong I. Những quy định chung, gồm 07 điều (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định về: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc thực hiện đặc xá; thời điếm đặc xá; chính sách của Nhà nưcrc trong đặc xá và các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện đặc xá.

2. Chương II. Đặc xá nhân sự kiện trọng đại hoặc ngàỵ lễ lớn của đất nước, gồm 14 điều (từ Điều 8 đến Điều 21), chia thành 03 mục; quy định về: trình tự, thủ tục trình Chủ tịch nước ban hành Quyết định về đặc xá; công bố, thông báo, niêm yết Quyết định về đặc xá; thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá, Tổ thẩm định liên ngành; điều kiện của người được đề nghị đặc xá; các trường họp không được đề nghị đặc xá; quyền, nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá; hồ sơ đề nghị đặc xá; trình tự, thủ tục lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá; thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá; thẩm tra, duyệt, kiểm tra hồ sơ đề nghị đặc xá và trình Chủ tịch nước danh sách đề nghị đặc xá; thực hiện Quyết đinh đặc xá; thực hiện Quyết định đặc xá đối với người nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá; quy định chi tiết, hướng dẫn về trình tự, thủ tục lập danh sách, thẩm định, thẩm tra hồ sơ đề nghị đặc xá.

3. Chương III. Đặc xá trong trường hợp đặc biệt, gồm 03 điều (từ Điều 22 đến Điều 24) quy định về: người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt; trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt và thực hiện Quyết định đặc xá trong trường họp đặc biệt.

4. Chương IV. Trách nhiệm của cơ quan, tỗ chức trong việc thực hiện đặc xá, bao gồm 11 điều (từ Điều 25 đến Điều 35), quy định về: trách nhiệm của Chính phủ; Vãn phòng Chủ tịch nước; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Tư pháp; Bộ Ngoại giao; ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức có liên quan; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên; Hội đồng tư vấn đặc xá; Tổ thẩm định liên ngành.

5. Chưong V. Khiếu nại, tố cáo, gồm 03 điều (từ Điều 36 đến Điều 38) quy định về: khiếu nại về việc lập danh sách người được đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước; thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện đặc xá.

6. Chương VI. Điều khoản thi hành, gồm 01 điều (Điều 39), quy định về: hiệu lực thi hành.

Số lượt xem: 530

Liên kết website
Thống kê truy cập
TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH BẠC LIÊU
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Trưởng ban biên tập Vưu Nghị Bình, Giám đốc Sở Tư Pháp Tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0291.3820.253 - Email: Trangttpbgdplbaclieu@gmail.com.
Ghi rõ nguồn “TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH BẠC LIÊU” khi phát lại thông tin từ website này